.
Tư vấn xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản
Các hộ nuôi trồng thủy hải sản muốn thành công đều có nhu cầu tư vấn xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản.
Xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản là rất quan trọng. Chất thải bài tiết và thức ăn dư thừa của thủy hải sản khiến môi trường nước bị ô nhiễm, từ đó thủy hải sản dễ nhiễm bệnh, khiến người nuôi phải dùng chất kháng sinh nhiều. Điều này dẫn đến thủy hải sản bị tồn dư lượng kháng sinh cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tư vấn xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản sẽ đưa ra giải pháp cần thiết cho vấn đề này.
1. Xử lý nước bằng phương pháp xi phong đáy ao nuôi tôm, cá
Ngày nay, nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm, cá ngày càng được thâm canh hóa ở nước ta. Do đó vấn đề tư vấn xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản ngày càng trở nên cấp thiết. Phương pháp xi phông đáy ao là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý chất thải tích tụ, giải phóng khí độc, tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi, giảm chi phí sử dụng chất xử lý nền đáy một cách hiệu quả nhất.
Tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, các trang trại thủy sản khép kín có các bể với đáy được thiết kế theo hình tam giác với hố xi phông ở đáy bể. Điều này cho phép chất thải lắng xuống hồ và được đưa ra ngoài bể nuôi.
Một rô-bốt làm sạch được lập trình sẵn để làm sạch hố nhiều lần trong ngày. Chất lắng được đưa ra ngoài bằng băng chuyền, vỏ tôm lột ra, xác cá, vảy cá hay xác các loài sinh vật không chứa hóa chất được thu gom lại và xử lý thành phân bón cho nông nghiệp.
2. Xử lý nước bằng cây điên điển, rau muống nuôi lươn
Tư vấn xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản bằng cây điên điển và cây rau muống nước mang lại lợi ích nhiều mặt. Cây điên điển là loại cây dễ trồng, mọc thành bụi ở bên bờ ao, rễ phát triển mạnh và đâm sâu. Rễ cây điên điển hấp thụ mạnh dư lượng phân vô cơ N-P-K trong nước và giải trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, bộ rễ cây điên điển cũng thu hút tôm cá đến sinh sống và sinh sản làm thức ăn cho lươn. Hoa của bông điên điển còn là đặc sản theo mùa.
Cây rau muống nước có bộ rễ thả trôi trên mặt nước phân giải được chất hữu cơ và hấp thu các chất dinh dưỡng dư thừa, ngăn cản việc phát triển các loài rong tảo và mùi hôi. Rễ rau muống còn có tác dụng hút bùn đen, kim loại nặng, khiến chúng chìm xuống đáy ao và trả lại màu trong cho nước.
Thông tin tư vấn xử lý nước trong nuôi trồng thủy hải sản nêu trên hy vọng bổ ích cho quý vị.