Chăn nuôi gia cầm có lượng nước thải, rác thải ít hơn (nếu tương đương về số lượng vật nuôi) chăn nuôi gia súc, nhưng nếu không được xử lý phù hợp cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, các hộ nông dân cần được tư vấn xử lý nước thải, rác thải chăn nuôi gia cầm sao cho thích hợp.
1. Dùng đệm lót sinh học để thu gom phân, nước tiểu của gia cầm
Phương thức chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học: Đệm lót sinh học được làm từ nguyên liệu có độ trơ cao (như trấu, mùn cưa, xơ dừa, thân cây bắp, cây họ đậu, rơm, rạ) không bị nước làm nhũn nát, kết hợp với một hệ vi sinh vật men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu và mùi hôi trong chuồng nuôi, tạo môi trường trong sạch.
Chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, gia cầm sẽ nhanh lớn và phát triển khỏe mạnh hơn. Việc sử dụng đệm lót sinh học giảm được 60% công sức lao động và chi phí điện nước vệ sinh chuồng trại, giảm triệt để mùi hôi phân gia cầm. Phân gia cầm thu gom được sẽ đem đi ủ để diệt trừ mầm bệnh và dùng làm phân bón cho cây trồng.
Đây là một cách tư vấn xử lý nước thải, rác thải chăn nuôi gia cầm hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là phải tốn công sức tìm nguồn cung nguyên liệu cho đệm lót sinh học và phải tốn chi phí rải men vi sinh thường xuyên.
2. Tư vấn xử lý nước thải, rác thải chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học
Chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là xây các chuồng gia cầm bên trên diện tích bề mặt ao hồ. Phân và nước tiểu của gia cầm rơi xuống ao sẽ là thức ăn cho các loài thực vật thủy sinh và các loài cá ăn tạp như cá rô phi, cá trê, cá tra,.... Tuy chi phí đầu tư chuồng trại cho phương pháp chăn nuôi này cao, nhưng đổi lại mầm bệnh với gia cầm sẽ giảm, con người do ít tiếp xúc với nước thải, rác thải của gia cầm nên cũng giảm ảnh hưởng mầm bệnh từ gia cầm.
Thông qua bài viết tư vấn xử lý nước thải, rác thải chăn nuôi gia cầm ở trên, hy vọng quý vị lựa chọn được phương án phù hợp.