Xông hơi trị cảm là phương pháp điều trị cảm cúm bằng y học cổ truyền rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, cho hiệu quả cao, an toàn, lại có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu không xông đúng cách và đúng thời điểm có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy nên xông cảm lúc nào là tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
1. Khi nào cần áp dụng phương pháp xông cảm?
Xông cảm có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông, đào thải độc tố, tác nhân gây bệnh ra ngoài bằng đường mồ hôi. Hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu và các hoạt chất từ thảo dược trong nồi nước xông như: kinh giới, tía tô, gừng, hoắc hương. Bạch chỉ, bạc hà, sả,... có tác dụng làm lưu thông khí huyết, sát khuẩn đường hô hấp, đào thải ngoại tà ra ngoài, nhờ đó nhanh chóng giải cảm, làm cơ thể thoải mái, hồi phục sức khỏe.
Xem thêm: Thuốc xông cảm - Phương pháp điều trị cảm cúm dân gian
Chính vì vậy, xông trị cảm là phương pháp được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Cơ thể bị cảm cúm, sốt nhẹ
- Mệt mỏi, căng thẳng
- Đau nhức, đau mỏi, ê ẩm cơ thể
- Phụ nữ sau sinh, sức khỏe suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh
- Xông hơi sát khuẩn không khí, nơi ở để phòng bệnh
2. Nên xông cảm lúc nào là tốt nhất?
Khi bạn bị cảm lạnh với các triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, không ra mồ hôi, thể trạng còn tốt, thường diễn ra trong khoảng 1 – 2 ngày đầu bị bệnh, đây chính là thời điểm xông cảm tốt nhất.
Ngoài ra, theo khuyến cáo của bác sỹ đông y, những thời điểm mà người bệnh có điều trị bằng lá xông cảm cho hiệu quả tốt là:
- Khi cơ thể thật sự cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và căng thẳng.
- Khi thời tiết thay đổi, lúc giao mùa, sức đề kháng suy yếu dễ bị cảm
- Khi xung quanh có dịch bệnh về cúm, hay những bệnh lây lan có đường hô hấp.
- Khi mới sinh xong
Phương pháp này nên thực hiện tối đa 2-3 lần/tuần và mỗi lần từ 10-15 phút để đạt hiệu quả của xông cảm tốt nhất.
Sau khi xông xong, phải lau thật khô mồ hôi, tránh nơi có gió.
Trong quá trình xông nếu như thấy xuất hiện các biểu hiện khó thở, choáng váng, bủn rủn, tức ngực thì cần ngưng việc xông cảm ngay, lau khô người và nằm nghỉ ngơi, nếu nặng hơn phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
3. Những thời điểm không nên xông cảm.
Các chuyên gia y học cổ truyền cũng khuyến cáo một số thời điểm không nên xông cảm là:
- Vừa mới ăn no.
- Uống rượu say.
- Đang bị hôn mê
- Cơ thể đang ra nhiều mồ hôi
- Khi cơ thể bị sốt cao, kéo dài
- Người đang có vết thương hở
- Người bị mắc các bệnh về da
- Phụ nữ đang mang thai hay trong thời kỳ kinh nguyệt chỉ xông hơi khi có chỉ định của bác sỹ
Xông cảm là phương pháp được lựa chọn ưu tiên ngay khi có những dấu hiệu mới mắc bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, việc tìm kiếm các lá xông giải cảm có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người sinh sống ở thành phố. Thay vì mất công đi tìm mua đủ loại lá để xông, một sự lựa chọn tốt hơn đó là sử dụng chế phẩm dược liệu xông cảm đóng gói sẵn để không bỏ lỡ thời điểm xông cảm tốt nhất. Với thành phần từ bài thuốc xông gia truyền, được bào chế, đóng gói cẩn thận, các đối tượng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Một trong các chế phẩm xông trị cảm được nhiều người sử dụng cho phản hồi tốt là Dược liệu xông cảm Hoa Sen. Người bệnh có thể tham khảo khi cần áp dụng phương pháp xông trị cảm.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi nên xông cảm lúc nào là tốt nhất. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn cho mình thời điểm xông cảm và sản phẩm xông cảm thích hợp, sớm điều trị dứt điểm bệnh cảm cúm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Phòng Khám Đông Y Hoa Sen
Địa chỉ : 33/16 Lý Văn Phức, Phường Tân Định, Quận 1, HCM
Điện thoại : 0778899207 hoặc 0932518131
Zalo : 0778899207
Email: yhoccotruyenhoasen@gmail.com